Việt Nam là một quốc gia với nền văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng. Từ nguyên liệu đơn giản kết hợp những gia vị tinh tế, đặc trưng người Việt đã sáng tạo ra những món ăn vừa thơm ngon, đầy hương vị. Để giúp mọi người có cái nhìn tổng quan về về ẩm thực, bài viết này Food Vietnamese sẽ chia một số nguyên liệu và gia vị tiêu biểu trong ẩm thực Việt.
Nguyên liệu cơ bản
- Gạo: Gạo là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam. Các loại gạo như gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt được sử dụng để nấu cơm, chế biến bánh, phở và nhiều món ăn khác.
- Rau: Ở Việt Nam có nguồn rau củ quả vô cùng phong phú, từ rau ăn lá như rau muống, rau ngót, rau dền đến rau ăn quả như bí, cà chua, dưa chuột. Rau tươi là một trong những thành phần không thể thiếu trong các món ăn Việt.
- Thịt: Thịt là một trong những nguồn protein chính trong ẩm thực Việt. Các loại thịt phổ biến như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, thịt vịt được sử dụng rất nhiều trong chế biến.
- Hải sản: Với đường bờ biển dài, Việt Nam có nguồn hải sản phong phú, từ cá, tôm, mực, ốc, sò, hến… Hải sản tươi sống là thành phần quan trọng làm đa dạng hơn cho ẩm thực Việt.
Tìm hiểu về các loại gia vị trong ẩm thực Việt Nam
Gia vị là gì?
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia khoa học và sinh học, gia vị là những loại thực phẩm, rau thơm (thường có tinh dầu) hoặc các hợp chất hóa học được dùng để cho thêm vào món ăn nhằm tạo kích thích tích cực nhất định cho vị giác, khứu giác và thị giác đối với người dùng. Bên cạnh đó, gia vị đóng vai trò quyết định trong khâu chế biến và nêm nếm các món ăn. Gia vị giúp làm tăng hương vị, màu sắc, kích thích tiêu hóa để món ăn trở nên thơm ngon và hấp dẫn hơn. Ngoài ra, một số gia vị khác còn có thể giúp điều hòa khẩu vị, cân bằng âm và dương, mang lại những món ăn không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe cho mọi người.
Phân loại gia vị Việt Nam
Trên thị trường có rất nhiều loại gia vị khác nhau, việc phân loại gia vị Việt Nam sẽ phân thành gia vị có nguồn gốc từ thực vật, động vật, tính chất và cấu tạo cụ thể như sau:
Gia vị có nguồn gốc thực vật
- Lá gia vị: Hẹ, rau răm, hành hoa, thì là, tía tô, húng chó, mùi tàu, ngò, lá chanh, cần tây, tỏi tây, là mơ, lá mắc mật, kinh giới, rau mùi, lá đinh lăng, lá quế, lá lốt,…
- Quả gia vị: Ớt, chanh, dứa xanh, tắc,…
- Hạt gia vị: Hạt tiêu, hạt dổi, hạt ngò, hạt mắc khén…
- Củ gia vị: Tỏi, sả, nghệ, hành tây, hành củ, riềng, bí đao, gừng,…
- Một số loại gia vị khác: Nấm đông cô, sa nhân, cam thảo, dương tiểu hồi, đại hồi, quế chi, đinh hương, nấm hương, sâm, kỳ tử, nước gỗ vang, nước cốt dừa, nước dừa, táo tàu, bột dành dành, sa nhân, rau sắng…
Gia vị có nguồn gốc động vật
- Các gia vị có nguồn gốc động vật như nước mắm, các loại mắm từ hải sản: Mắm tôm, mắm cá, ba khía.…
- Gia vị làm từ động vật như: Sá sùng, tôm nõn.
- Các gia vị lên men vi sinh như mẻ, dấm thanh, rượu trắng,…
- Gia vị làm từ tinh dầu của động vật như: Dầu hào, bơ động vật, long diên hương, túi mật, sữa,…
- Gia vị khác như: Mật ong.
Gia vị theo tính chất
Để phân loại theo tính chất gia vị được chia thành 7 nhóm như sau:
- Gia vị ngọt: Đường cát trắng, đường phèn, mạch nha, mật ong, …
- Gia vị mặn: Muối, xì dầu,, mắm tôm, nước mắm, nước tương, …
- Gia vị chua: Chanh, me, sấu, khế, dấm,
- Gia vị đắng: Vỏ chanh, nước hàng, vỏ quýt….
- Gia vị cay: Ớt, gừng, tiêu, mù tạc…
- Gia vị thơm: Hành, tỏi, thì là, rau mùi, rau thơm, nghệ,…
- Gia vị hỗn hợp: Ngũ vị hương, bột cà ri, gia vị tom yum, tương ớt, tương cà, dầu hào, sa tế, …
Tầm quan trọng của các gia vị Việt trong ẩm thực
Gia vị trong ẩm thực hiện hữu khắp nơi trên thế giới nhưng ít có quốc gia nào lại có một kho tàng gia vị đặc trưng và vô cùng phong phú như của Việt Nam. Các loại gia vị ở nước ta chủ yếu có nhiều trong tự nhiên và dùng tươi, rất dễ tìm và tiện dụng. Điều thú vị là mỗi góc vườn nhà ở bất kỳ làng quê nào của Việt Nam đều có một kho tàng rau gia vị.
Một trong những gia vị đặc trưng và không thể thiếu trong ẩm thực Việt đó chính là nước mắm. Nước mắm được làm từ cá cơm tươi, được lên men bằng muối trong thời gian dài. Nó có vị mằn mặn, chua chua, ngọt ngọt, tạo nên hương vị đặc trưng cho nhiều món ăn như canh chua, gỏi, nem, bún chả… Ngoài ra, nước mắm còn được sử dụng để pha chế nước chấm – một vị chính trong ẩm thực Việt.
Tiếp theo là muối, một gia vị không thể thiếu trong mọi bữa ăn. Muối không chỉ tăng hương vị mà còn có tác dụng bảo quản thực phẩm. Người Việt sử dụng nhiều loại muối khác nhau như muối hạt, muối biển, muối đen, muối hồng… mỗi loại đều có những đặc tính và công dụng riêng.
Ớt cũng là một gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam. Có nhiều loại ớt như ớt sừng, ớt chỉ thiên, ớt chuông… Ớt không chỉ mang lại vị cay nồng mà còn tăng thêm hương vị và màu sắc cho các món ăn. Ớt thường được sử dụng để pha chế nước chấm, chấm những món ăn như nem, bún chả, bánh mì…
Không đa dạng với hàng trăm loại gia vị đặc trưng độc đáo, mà đầu bếp Việt Nam thường thích phối trộn gia vị theo phong cách riêng và ngẫu hứng để cho ra hương vị khác biệt riêng. Chính việc kết hợp một cách khéo léo với các loại gia vị trong từng món ăn cụ thể của các đầu bếp qua nhiều thế hệ đã góp phần xây dựng nên một bản đồ ẩm thực Việt vô cùng phong phú và đa dạng từ mùi vị đến cách thức chế biến để nâng tầm hệ thống gia vị Việt.
Với những chia sẻ về nguyên liệu và gia vị Việt Nam hy vọng giúp bạn có thêm kiến thức cơ bản nguyên liệu và gia vị từ đó có phương pháp kết hợp độc đáo riêng để ngày càng làm phong phú hơn cho ẩm thực Việt. Đừng quên theo dõi những bài viết khác về ẩm thực cùng với Food Vietnamese bạn nhé.