2 cách làm bánh mì Việt Nam tại nhà đơn giản tiện lợi

Vietnamese Recipes

Nhã Linh
Nhã Linhhttps://foodvietnamese.com/
Là người đam mê du lịch và ẩm thực, mong muốn chia sẻ những trải nghiệm của bản thân ở những nơi đã từng đi qua trên khắp Việt Nam và Thế Giới.

Bánh mì và phở là hai món ăn nằm trong từ điển ẩm thực mà bất kỳ người nước ngoài nào cũng phải thưởng thức khi đến Việt Nam. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm được cách làm bánh mì Việt Nam ngon miệng và nhanh chóng với các nguyên liệu dễ kiếm.

Một trong những món ăn hàng ngày mà bạn có thể nhìn thấy nhiều nhất trên các con đường tại mọi ngóc ngách của đất nước Việt Nam chính là bánh mì. Với sự khéo léo và óc sáng tạo tài tình, người dân Việt Nam đã biến tấu món bánh mì cùng sự phối hợp của nhiều loại nhân hấp dẫn. Bài viết này sẽ gửi đến bạn công thức làm bánh mì Việt Nam có mùi vị thơm ngon.

1. Cách làm bánh mì Việt Nam không cần bột nở

Nguyên liệu và dụng cụ

  1. 300g bột mì
  2. 5g men nở
  3. 15g đường
  4. 1 ít muỗi
  5. 200ml nước
  6. 0.1g bột vitamin C
  7. 5g giấm
  8. Dụng cụ làm bánh gồm máy đánh bột nếu có, lò nướng hoặc lò vi sóng, nồi nướng…

cach lam banh mi vietnam

Ảnh 1. Các nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bánh mì kiểu Việt Nam

Cách trộn và nhồi bột bánh mì đặc ruột

  1. Cho 300g bột mì vào hỗn hợp men nở, bột vitamin C, giấm rồi trộn đều bằng máy trộn hoặc dùng tay đến khi thấy bột trắng và nở.
  2. Ủ bột trong 20 đến 30 phút.
  3. Lấy bột ra khỏi tô rồi tiến hành nhồi bột. Nếu nhồi bằng máy thì bạn hãy chọn tốc độ thấp vì tốc độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình nở của bột, sau đó dùng tay để nhồi lại, đập bột cho thật mịn sao cho có thể kéo dài ra là được. Nếu nhồi bột bằng tay thì bạn đặt bột lên mặt phẳng, dùng tay túm và đập bột, kết hợp dùng mu bàn tay miết và đẩy bột ra. Khi thấy bột đã mịn, dai và có thể kéo mỏng thì hoàn thành.
  4. Vo bột thành khối để khí thoát bớt ra, để bột nghỉ trong 5 phút rồi cán bột thành hình tròn mỏng. Dùng dao cắt thành từng miếng đều, 6 hoặc 8 miếng tùy ý, lăn đều bột thành thanh dài, thon, hai đầu hơi nhọn.
  5. Tiếp tục ủ khoảng 60 phút, dùng khăn ướt đậy kín. Thời gian ủ phụ thuộc vào nhiệt độ phòng, nhiệt độ càng cao thì bột càng nhanh nở.
-->>  Cách làm đậu hũ sốt cà chua ngon khó cưỡng

cong thuc lam banh mi vietnam

Ảnh 2. Nhồi bột bánh mì

Hướng dẫn nướng bánh mì đặc ruột

  1. Sau khi ủ bột, dùng dao có lưỡi sắc rạch theo chiều dài bánh, xịt thêm nước vào chỗ bị rạch.
  2. Để 1 khay nước sôi ở ngăn dưới cùng của lò, bật lò nướng nhiệt độ 180 độ C khoảng 10 phút, chờ lò nóng thì xếp bột đã nặn vào khay, đặt vào lò nướng bánh mì. Nướng khoảng 20 phút ở nhiệt độ 170 độ C. Khi nướng xong, bạn lấy bánh ra, kiểm tra xem bánh đã chín vàng đều thì phết một lớp bơ lên ngay khi bánh còn nóng để tăng thêm mùi thơm.

Sau khi nướng bánh mì xong, bạn có thể cho vào túi nilon buộc kín miệng hoặc túi zip nhằm giữ cho bánh mì không bị ỉu, giữ được độ giòn. Thời gian tốt nhất bạn nên ăn bánh mì là 2 – 3 ngày để đảm bảo được độ mềm giòn, để lâu sẽ khiến bánh bị mềm dai, ăn không ngon.

2. Cách làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu

Nguyên liệu và dụng cụ

  1. 280g bột mì đa dụng
  2. 5g men nở
  3. 20ml bơ lạc hoặc dầu ăn
  4. 170ml sữa tươi không đường hoặc nước ấm
  5. 5g muối
  6. 25g đường
  7. Dụng cụ gồm nồi chiên không dầu, tô lớn, thìa…

Cách làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu

Ảnh 3. Bánh mì làm bằng nồi chiên không dầu đặc ruột và thơm ngon

Trộn và ủ bột bánh mì

  1. Đổ  280g bột mì, 3g muối, 3g men nở, 10g bơ, 10ml dầu ăn vào tô trộn đều. Bạn không nên cho trực tiếp muối lên men mà nên trộn bột và men trước rồi cho muối vào. Phần men dư sau khi sử dụng xong, bạn có thể bảo quản trong hộp nhựa hoặc hộp thủy tinh, đậy kín, để trong ngăn mát tủ lạnh, tránh mở nắp thường xuyên. Tốt nhất bạn nên dùng men trong vòng 6 tháng, không sử dụng men quá hạn sử dụng để làm bánh.
  2. Từ từ cho 165ml sữa tươi vào bột đang trộn, tiếp tục trộn đến khi thấy bột đã kết dính, không quá nhão hay quá khô.
  3. Dùng tay nhào bột sơ thành khối, đổ bột ra bàn, nhồi bột theo kỹ thuật kéo miết, gấp bột, dùng mu bàn tay miết bột ra xa, xoay 90 độ rồi lặp lại động tác tương tự đến khi bột mịn, đàn hồi, tạo thành khối đồng nhất.
  4. Dùng màng bọc thực phẩm phủ kín tô bột rồi ủ khoảng 1 tiếng để bột nở gấp đôi.
  5. Lấy khối bột ra, lăn dài, cắt ra khoảng 7 phần. Mỗi phần bạn cán dẹt, cuộn tròn lại, 2 phần đầu tạo chóp nhọn.
  6. Tiếp tục ủ kín bột 30 phút để bột nở, dùng dao lam rạch đường dài dọc theo khối bột.
-->>  Công thức làm mì khô xá xíu ăn một lần là vương vấn

Hướng dẫn nướng bánh mì bằng nồi chiên không dầu

  1. Làm nóng nồi chiên không dầu trong 5 phút với nhiệt độ 180 độ.
  2. Lót giấy nền vào đáy nồi, xếp bánh lên, phun nước giọt sương lên mặt bột để bánh không khô.
  3. Nướng 20 phút trên nhiệt độ 180 độ C rồi lật mặt bánh, nướng tiếp 5 phút. Cứ khoảng 10 phút nướng bánh mì, bạn hãy mở nồi chiên ra xem bánh đã đạt được theo mong muốn chưa vì thời gian và nhiệt độ nướng còn tùy thuộc vào dòng nồi chiên không dầu.

Bánh mì nướng thành phẩm sẽ rất đặc ruột, giòn rụm, thơm ngon nóng hồi. Khi cắn một miếng, bạn sẽ cảm nhận được độ giòn tan của lớp vỏ ngoài, phần ruột bên trong bùi bùi, mềm mịn.

banh mi vietnam

Ảnh 4. Dùng nồi chiên không dầu để nướng bánh mì

Cách nhận biết bột làm bánh mì đạt yêu cầu

Khi nhào bột làm bánh mì, những người lần đầu thực hiện sẽ thấy khó để nhận biết được bột đã đạt yêu cầu hay chưa. Dưới đây là một số dấu hiệu để bạn biết được bột đã được nhào đúng cách:

  • Bột dẻo mịn, độ đàn hồi tốt.
  • Cầm không dính tay, ban đầu ấn vào thấy hơi dính nhưng khi bỏ ngón tay ra thì không có bột dính vào tay.
  • Có thể kéo khối bột thành màng mỏng, bột không bị rách đứt.

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn biết cách làm bánh mì Việt Nam đơn giản, thuận tiện, có thể tự làm tại nhà nhanh chóng. Tham khảo Foodvietnamese.com mỗi ngày để bỏ túi thêm nhiều cách làm món ăn truyền thống chuẩn vị Việt Nam để thay đổi khẩu vị và đa dạng dinh dưỡng cho gia đình thân yêu, bạn nhé!

Please let us know your opinion by commenting below

Vietnamese Cuisine

International Cuisine

Related Posts