Bánh cuốn, bánh ướt là một trong các món ăn đơn giản tại Việt Nam nhưng nó hấp dẫn hơn bất kỳ món ăn nào. Sự kết hợp không giới hạn của các món ăn kèm vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng lại vừa giúp bữa ăn thêm phần thú vị. Học ngay cách làm bánh cuốn theo công thức Việt Nam được Food Vietnamese chia sẻ trong bài viết này!
Ra đời từ thời Hùng Vương thứ 18, món bánh cuốn Việt Nam hiện diện ở khắp các tỉnh thành và được bình chọn là món ăn sáng yêu thích nhất. Hương vị của món ăn rất bình dị, thân thuộc nhưng cũng không kém phần độc đáo, tinh tế. Không cần phải đi ra nhà hàng, bạn vẫn có thể tự tay chuẩn bị món bánh cuốn/bánh ướt tại nhà với cách làm hết sức đơn giản và nhanh chóng.
Giá trị dinh dưỡng của bánh cuốn Việt Nam
Bánh cuốn là món ăn quen thuộc của người Việt với thành phần chính là bột gạo. Người ta thường ăn bánh cuốn với giò chả, thịt nướng, nước mắm và rau xanh. Hàm lượng tinh bột trong bánh cuốn khá cao, mỗi đĩa có khoảng 80% tinh bột cùng 20% chất đạm từ phần nhân thịt và chả lụa ăn kèm.
Các tín đồ ẩm thực đánh giá rằng, đây là món ăn sáng vừa thơm ngon lại dễ ăn, bổ dưỡng. Ngày nay, chúng ta có thể ăn bánh cuốn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, từ bữa sáng, bữa tối đến bữa chính, món ăn vặt tiện lợi. Ăn bánh cuốn giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể.
100g bánh cuốn sẽ cung cấp 213 calo cho cơ thể. Vì thế, bạn không nên thường xuyên ăn quá nhiều bánh cuốn để tránh bị tăng cân. Đối với những người đang ăn kiêng, giảm cân hoặc đang trong chế độ ăn cắt giảm tinh bột thì bạn chỉ nên ăn bánh cuốn tối đa 3 lần mỗi tuần, kết hợp ăn nhiều rau xanh để kiểm soát cân nặng.
Thành phần cần chuẩn bị để làm bánh cuốn/bánh ướt
Bột gạo
- 200g bột gạo
- 40g tinh bột sắn
- 40g bột khoai tây
- 1320 gam nước lọc
- 1 muỗng cà phê muối
- 3 muỗng canh dầu ăn
Nhân bánh cuốn
- 15 g nấm mộc nhĩ khô
- Nước nóng
- 2 muỗng canh dầu ăn
- 127 gam hành tây bóc vỏ và thái nhỏ
- 300g thịt lợn
- 1 muỗng cà phê muối
- 1/2 muỗng cà phê bột ngọt
- 1 muỗng cà phê tiêu xay
- 29 gam hành lá
- 172g củ sắn gọt vỏ, cắt nhỏ.
Rau ăn kèm và nước chấm
- 1 quả dưa leo
- Giá đỗ đã trụng chín
- Chả lụa
- Nước mắm chua ngọt
Hướng dẫn cách làm bánh cuốn Việt Nam
Các bước làm bột tráng bánh cuốn
- Cho tất cả các loại bột tráng bánh vào một cái tô lớn, trộn đều.
- Để 8 tiếng hoặc để qua đêm.
- Dùng muôi nhẹ nhàng múc phần nước phía trên, không chạm đến bột đã lắng xuống đáy, không trộn bột.
Các bước làm nhân bánh cuốn
- Ngâm nấm mộc nhĩ khô trong nước nóng đến khi nấm nở, ngâm trong 30 phút rồi vớt ra rửa sạch, thái nhỏ.
- Hành tây gọt vỏ, thái nhỏ.
- Bóp củ sắn đã cắt nhỏ để loại bỏ càng nhiều nước càng tốt.
- Băm nhỏ thịt lợn.
- Cho mỗi loại nguyên liệu vào một cái bát nhỏ.
- Đun nóng chảo, vặn nhỏ lửa, cho thêm dầu và hành tây vào xào đến khi chín vàng nhẹ.
- Cho thịt lợn, bột ngọt, muối, tiêu vào chảo, xào trên lửa vừa, tách thịt lợn ra để thịt không bị vón cục và chín đều hơn.
- Khi thịt chín được 80% thì cho củ sắn đã cắt nhỏ vào xào cho đến khi gần như không còn nước ở đáy chảo, mất khoảng vài phút. Cho nấm vào xào khoảng 2 – 3 phút để nấm vẫn giữ được độ giòn, không bị mềm rục.
- Cho hành lá vào, tắt bếp và trộn đều, nêm nếm lại gia vị vừa ăn.
Cách tráng bánh cuốn
- Lấy một chiếc chảo hấp, đổ nước phía dưới, căng vải phía trên mặt chảo.
- Trước khi chuẩn bị tráng bánh, bạn hãy thêm một ít muối vào hỗn hợp bột rồi trộn đều.
- Đặt nồi hấp lên bếp, đổ đầy nước vào 2/3 nồi và đun sôi trên lửa lớn.
- Trước mỗi lần tráng bánh, bạn dùng muôi khuấy đều để trộn đều bột và nước, sau đó múc và đổ một lớp bột mỏng lên khay hấp, dàn đều bột nhanh chóng. Bột có thể bị đọng lại ở giữa nếu vải không được căng hoàn toàn và bạn cần hết sức lưu ý. Khi thấy muôi múc bắt đầu dính vào khăn hấp nghĩa là bạn đã dàn bột quá lâu.
- Đậy nắp lại, hấp khoảng 40 giây thì mở nắp ra kiểm tra. Nếu thấy bánh bắt đầu nổi bọt trên mặt vải, bột trong hơn, không còn màu trắng đục thì bánh đã chín.
- Dùng chiếc que mỏng hoặc một chiếc đũa để nhấc bánh lên từ trái sang phải. Bạn có thể điều chỉnh lượng bột qua mỗi lần tráng. Nếu thấy bột quá dày thì bạn hãy thêm 1 – 2 muỗng canh nước vào bột, còn quá loãng thì thêm vào hỗn hợp 1 muỗng bột gạo. Bột quá dày và đặc sẽ khó tráng và khó lấy ra khỏi vải.
- Xếp bánh đã tráng lên một chiếc đĩa được phết dầu ăn, múc 1 muỗng cà phê nhân vào, gấp lại thành cuộn.
Thành phẩm
Xếp bánh cuốn ra dĩa, rắc hành phi, dưa leo cắt nhỏ, cắt chả lụa xếp lên trên, cho thêm giá, rau vào để món ăn thêm ngon miệng. Khi thưởng thức, bạn chấm bánh cuốn cùng nước mắm chua ngọt. Bánh cuốn trắng trong, mềm dẻo, bên trong là nhân thịt băm thơm phức, đậm đà khiến cho bạn chỉ muốn ăn thêm.
Các lưu ý khi tự làm bánh cuốn tại nhà
Dưới đây là một số điều bạn nên lưu ý để món bánh cuốn được ngon như được bán ngoài tiệm:
- Nên để bột bánh nghỉ qua đêm để bánh tráng ra được dai và ngon hơn.
- Không nên tráng bánh trên chảo quá nóng hay quá nguội. Nguyên nhân là nhiệt độ cao khiến bột bị khô và cháy, ngược lại chảo nguội sẽ làm bánh lâu chín.
- Không để bánh trên chảo quá lâu để tránh cho bánh bị rỗ, không đẹp mắt.
- Nếu muốn ăn bánh ướt thì bạn chỉ cần lược bớt công đoạn cuốn với nhân thịt là được.
Mong rằng những chia sẻ của FoodVietnamese.com đã giúp bạn biết cách làm bánh cuốn/bánh ướt chuẩn vị Việt Nam. Món bánh giản dị này cực kỳ dễ làm và ăn rất ngon miệng. Bạn hãy vào bếp trổ tài tự tay làm bột và tráng bánh ướt/bánh cuốn để chiêu đãi cả gia đình vào dịp cuối tuần này nhé!